Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, yếu tố thương hiệu trở nên cực kì quan trọng và đóng một vai trò chủ chốt giúp doanh nghiệp kích hoạt mua sắm, gia tăng doanh thu bán hàng.
Tuy nhiên, để có thể tạo dựng một thương hiệu thành công phải trải qua cả một quá trình dài và hao công tổn trí rất lớn. Cùng BMS rút ngắn khoảng cách tạo dựng thương hiệu với 9 phương pháp định vị thương hiệu trong bài viết dưới đây.
1. Định vị thương hiệu là gì?
Khái niệm định vị thương hiệu (Brand Positioning) đã được nhiều chuyên gia đúc kết. Tiêu biểu phải kể đến “ông tổ” marketing Philip Kotler đã định nghĩa “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”.
Mặt khác cũng cùng định nghĩa đó nhưng theo Marc Filser “định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”.
Dù là định nghĩa của ai đi chăng nữa, thì chắc chắn rằng định vị thương hiệu là một bước không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu con người cần khẳng định bản thân trong xã hội, thì thương hiệu cũng cần phải định vị để khẳng định những vị trí, vai trò và giá trị của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Tầm quan trọng của việc định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu trở thành một giải pháp “nặng ký” giúp doanh nghiệp chiếm hữu một vị trí trong tâm trí khách hàng. Tiến một bước dài trên chặng đường trở thành thương hiệu độc quyền “top of mind”. Để khách hàng mục tiêu sớm trở thành những khách hàng trung thành của thương hiệu.
Bên cạnh đó, định vị thương hiệu còn giúp doanh nghiệp tự khẳng định được mình, gia tăng sự uy tín cũng như lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Đây là cơ hội để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn và có khả năng phát triển vững mạnh, dẫn đầu thị trường một cách nhanh chóng như “vũ bão”.
3. 9 phương pháp định vị thương hiệu thành công trên thị trường
Một thương hiệu sẽ là phước lành mang đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể là lưỡi dao sắc nhọn “giết chết” thương hiệu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng nếu không được định vị đúng cách. Tìm hiểu ngay 9 phương pháp định vị dưới đây.
Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp
Vấn đề của khách hàng chính là tài nguyên vô tận để doanh nghiệp định vị thương hiệu dễ đem lại hiệu quả cao. Cụ thể của chiến lược định vị này là đưa ra giải pháp nhanh chóng giải quyết các vấn đề gây rối não của khách hàng. Từ đó thành công thu hút được số lượng lớn khách hàng.
Phương pháp định vị này thường được sử dụng cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh và các dịch vụ, sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của khách hàng.
Ví dụ: Thương hiệu Unilever đã thành công với chiến lược định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp với các sản phẩm nổi trội có thể kể đến như Sunlight, Omo, PS…
Định vị dựa vào tính năng
Dựa vào tính năng của sản phẩm để định vị thương hiệu là phương pháp được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng. Bởi vì tính năng là những thứ khách hàng cần nên sẽ khiến khách hàng dễ nhớ và cảm nhận được luôn trong trải nghiệm lần đầu tiên.
Tính năng cũng chính là những thông số thực tế, là cơ sở để chiếm được lòng tin cũng như tình cảm của khách hàng.
Ví dụ: Apple là thương hiệu thành công với chiến lược định vị dựa vào tính năng sản phẩm. Các sản phẩm Iphone luôn có các tính năng mới hấp dẫn khách hàng, khiến họ mong chờ và không ngần ngại đổi ngay chiếc iphone mới.
Định vị theo chất lượng
Nhiều người vẫn thường tranh luận về đồ của hãng này chất lượng, đồ của hãng kia chất lượng hơn. Nếu như thương hiệu của bạn nằm trong cuộc tranh luận như vậy thì xin chúc mừng vì bạn đã định vị thương hiệu của mình thành công trong tâm chí khách hàng.
Các sản phẩm định vị dựa vào chất lượng thường là các đồ điện tử, đồ gia dụng, máy tính,… Các loại hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài như Nhật, Mỹ, Hàn được người tiêu dùng trong nước đánh giá là chất lượng hơn hàng nội địa. Nguyên nhân là do họ đã định vị thành công thương hiệu của mình dựa trên chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: các nhãn hàng định vị theo chất lượng như DELL, Asus… với những sản phẩm máy tính dành cho dân văn phòng, học sinh, sinh viên. Với mức giá tầm trung nhưng chất lượng không thua kém các máy mắc tiền.
Định vị dựa vào đối thủ
Chiến lược định vị này dựa vào sự so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu của mình. Chiến lược được rất nhiều thương hiệu áp dụng và “châm ngòi” cho các cuộc chiến không hồi kết của các thương hiệu nổi tiếng như Coca Cola và Pepsi, Samsung vs Apple, Milo và Ovaltine…
Sự thành công của chiến lược định vị này là gia tăng độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí của khách hàng một cách nhanh chóng và gặt hái những thành công gia tăng doanh số bán hàng.
Định vị dựa vào giá trị
Để thương hiệu được định vị thành công với chiến lược định vị giá trị thì doanh nghiệp cần phải cho khách hàng thỏa mãn cả về mặt chất lượng và giá cả bỏ ra. Ai cũng muốn nhận được nhiều hơn là cho đi, do đó để bạn có thể định vị thành công hãy cho khách hàng cảm nhận được điều đó.
Có rất nhiều các thương hiệu định vị thành công với “giá rẻ” nhưng vẫn giữ được chất lượng tốt hoặc ngang bằng với các thương hiệu khác trên thị trường. Tiêu biểu có thể kể đến hãng hàng không Vietjet Air.
Định vị dựa vào công dụng
Công dụng chính là các tính ứng dụng của sản phẩm, nếu bạn đang kinh doanh các sản phẩm có tính ứng dụng cao thì việc định vị này thực sự rất phù hợp. Ví dụ như dầu gió Phật linh, Salonpas hay nổi bật hơn là sơn Nippon với câu slogan “ Sơn Nippon sơn đâu cũng đẹp”.
Định vị dựa vào mối quan hệ
Mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu chính là thứ mà chiến lược định vị này nhắm tới. Bằng cách truyền đạt cảm xúc, tính cách của thương hiệu đến với khách hàng khiến họ có cảm xúc tương tự vậy khi sử dụng sản phẩm của bạn. Từ đó giúp cải thiện mối quan hệ với khách hàng tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Ví dụ như Nike với slogan “Just do it” khơi dậy trong lòng người sự quyết tâm, cố gắng làm mà không sợ hãi. Hoặc Apple với “Think different” khiến khách hàng có cái nhìn khác ở mọi khía cạnh của vấn đề.
Định vị dựa vào mong ước
Ai cũng có những mong ước, nếu đánh trúng vào mong ước của khách hàng, doanh nghiệp bạn sẽ thành công tạo được động lực và dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Dựa vào mong muốn sẽ tạo dựng cho khách hàng niềm tin và cảm giác mong muốn được hiện thực hóa.
Định vị dựa vào cảm xúc
Cảm xúc đặc biệt là nỗi đau là thứ dễ kích thích và tạo được dấu ấn trong tâm trí khách hàng nhanh chóng. Nếu bạn biết khai thác đúng điểm chạm mà họ đang phải đối mặt sẽ khiến doanh nghiệp bạn tạo được tiếng vang trên thị trường và phát triển bền vững.
Ví dụ: Baemin đã thành công với chiến dịch này khi lựa chọn phong cách thiết kế và truyền thông đơn giản thân quen. Điều này khiến khách hàng cảm thấy gần gũi và mong muốn trải nghiệm dịch vụ..
Tổng kết:
Qua bài viết này, chắc hẳn doanh nghiệp bạn cũng đã phần nào hiểu được định vị thương hiệu là gì và các phương pháp định vị thương hiệu mà doanh nghiệp bạn có thể áp dụng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp chiến lược thương hiệu chất lượng và uy tín trên thị trường hãy ghé qua BMS Global. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn, chúng tôi sẽ giúp bạn phát triển thương hiệu một cách nhanh chóng và bền vững. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ phục vụ cho doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện trên thị trường.
Liên hệ ngay để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!